Bạn đang cân nhắc mở một tiệm rửa xe máy nhưng không biết phải chuẩn bị những gì và mức chi phí cần thiết ra sao? Bài viết này sẽ dẫn bạn qua từng bước, giúp bạn hiểu rõ về tất cả các yếu tố chi phí mở tiệm rửa xe máy.
Mở tiệm rửa xe máy cần bao nhiêu vốn?
Mở 1 tiệm rửa xe máy cần bao nhiêu vốn? Bạn cần phải có một bài toán kinh doanh rửa xe máy để thấy được tổng quan. Đối với dịch vụ này, bạn cần phải đầu tư cho một số hạng mục chi phí như: trang bị thiết bị, thuê đất, hóa đơn điện nước, lương nhân viên, chi phí quảng bá dịch vụ, đào tạo nhân sự và phí sửa chữa, thay thế các thiết bị đã mua.
Chi phí mua thiết bị
Quy mô và mô hình của mỗi tiệm rửa xe sẽ quyết định việc lựa chọn trang thiết bị và mặt bằng phù hợp. Các thiết bị cơ bản để hoạt động dịch vụ rửa xe máy bao gồm:
- Máy rửa xe: Đối với tiệm rửa xe với quy mô nhỏ, phục vụ các gia đình, có khả năng rửa khoảng 20 xe/ngày, bạn có thể lựa chọn máy rửa xe dây đai 3hp với giá khoảng 3 triệu – 4 triệu. Đối với những tiệm rửa xe chuyên nghiệp, thích hợp cho việc rửa xe máy kết hợp rửa xe ô tô, bạn có thể lựa chọn máy rửa xe dây đai 5hp (sử dụng điện 380V) với giá từ 7 triệu – 8 triệu hoặc máy rửa xe áp lực cao 1300PSI (sử dụng điện 220V) với giá từ 6 triệu – 6.5 triệu.
- Bình bọt tuyết: Để tiết kiệm thời gian và tối ưu công sức, bạn nên trang bị bình phun bọt tuyết dùng cho việc rửa xe. Một bình bọt tuyết cầm tay 1 lít, pha hóa chất theo từng đợt, có giá từ 300.000 – 600.000 vnd. Nếu bạn muốn rửa xe theo phong cách chuyên nghiệp, nên đầu tư bình bọt tuyết công nghiệp có dung tích 40 lít – 80 lít, pha hóa chất 1 lần dùng cho cả ngày, giá từ 2.000.000 – 2.300.000 vnd.
- Máy nén khí piston: Đối với tiệm rửa xe cơ bản, máy nén khí piston thường được sử dụng chủ yếu để xì khô, bơm lốp xe và bình bọt tuyết. Nếu số lượng thiết bị không thay đổi mà lượng khách hàng tăng lên, bạn sẽ cần máy nén khí piston có dung tích từ 35 lít – 70 lít để cung cấp lượng khí nén liên tục.
Ngoài ra, tiệm rửa xe cũng cần các phụ kiện hỗ trợ như: súng bơm lốp, xì khô, dây hơi khí nén, chổi cọ lazang, khăn lau xe,…
Cuối cùng, bạn cũng cần chuẩn bị dung dịch/bọt rửa xe. Có thể sử dụng các loại bột rửa xe không chạm như Lavado, OPS, Lucky,… cho việc rửa xe máy.
Chi phí mặt bằng
Vị trí mặt bằng đóng vai trò quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận và lượng khách hàng của tiệm rửa xe. Chi phí cho thuê mặt bằng mỗi tháng thường nằm trong khoảng 3.000.000 đến 5.000.000 đồng, nhưng con số này có thể biến đổi tuỳ theo quy mô của tiệm rửa xe.
Nếu bạn đã sở hữu một mặt bằng, chi phí này có thể được tiết kiệm. Trong quá trình chọn lựa mặt bằng, hãy chú trọng đến việc chọn một địa điểm gần con đường lớn, nơi có nhiều phương tiện giao thông qua lại và có hệ thống thoát nước tốt.
Bên cạnh chi phí mặt bằng, còn phải có thêm chi phí thiết kế tiệm rửa xe máy nên muốn gây bắt mắt, và thu hút thêm với khách hàng.
Chi phí điện nước
Khi tìm kiếm địa điểm thuê cho tiệm rửa xe, một yếu tố quan trọng cần lưu ý là hệ thống cung cấp nước dễ dàng cho việc lắp đặt đường ống. Nguồn cung cấp điện cũng cần ổn định để tránh những sự cố có thể xảy ra do điện yếu hoặc sụt áp. Trung bình, mỗi tháng, một cửa hàng sẽ phải chi trả khoảng từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng cho chi phí điện và nước để đảm bảo hoạt động kinh doanh của cửa hàng diễn ra một cách ổn định.
Chi phí thuê nhân công
Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động ổn định của tiệm rửa xe và tạo ra doanh thu, lợi nhuận. Chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ của nhân viên sẽ quyết định xem khách hàng có trở lại lần sau hay không. Mức lương trả cho nhân viên thường nằm trong khoảng từ 3.000.000 đến 7.000.000 đồng, tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của từng người.
Chi phí quảng cáo
Việc quảng bá cho cửa hàng rửa xe là rất quan trọng để thu hút khách hàng và tăng cường sự nhận biết về thương hiệu. Các hoạt động quảng cáo cần thiết có thể bao gồm việc phát tờ rơi, treo băng rôn, và thực hiện chiến dịch quảng cáo trên Facebook.
Chi phí đào tạo
Để đảm bảo nhân viên làm việc hiệu quả và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, việc đào tạo nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ tạo ra ấn tượng tốt với khách hàng mà còn có thể quyết định liệu họ sẽ trở lại hay không. Chi phí trung bình để đào tạo nhân viên sao cho đạt được chuẩn dịch vụ di động từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng.
Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa máy móc
Sau một khoảng thời gian hoạt động, các trang thiết bị trong tiệm rửa xe có thể gặp phải các vấn đề như tích tụ bụi bẩn, hỏng hóc các bộ phận, từ đó làm giảm tuổi thọ và hiệu suất hoạt động của chúng.
Việc bảo dưỡng và thay thế linh kiện kịp thời sẽ giúp phát hiện sớm những vấn đề có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thiết bị, đồng thời kéo dài tuổi thọ và thời gian sử dụng của các sản phẩm.
Trung bình, cứ sau 6 tháng, tiệm rửa xe nên tiến hành vệ sinh và kiểm tra linh kiện. Đối với máy rửa xe, sau mỗi 100 giờ sử dụng nên thay dầu một lần. Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị hàng năm dự kiến rơi vào khoảng 1.500.000 đến 2.500.000 đồng.
Xem thêm: Tổng Hợp Kinh Nghiệm Mở Tiệm Rửa Xe Máy Cho Người Mới Bắt Đầu
Chi phí mở tiệm rửa xe máy
Chi phí mở tiệm rửa xe máy – bọt tuyết truyền thống
- Bàn nâng xe máy: 1,8 triệu đồng
- Máy rửa xe T2200MC 3hp: 8,9 triệu đồng
- Máy nén khí Kokoro 1,5 hp: 6,5 triệu đồng
- Cuộn dây tự rút kích thước nhỏ: 800.000 đồng
- Bình phun bọt tuyết Kokoro 14 lít: 1,6 triệu đồng
- Dung dịch bọt tuyết Ventek 5 lít: 150.000 đồng
- Dung dịch làm bóng vỏ Ventek 5 lít: 350.000 đồng
- Dụng cụ rửa xe: 800.000 đồng
Kinh phí mở tiệm rửa xe máy – công nghệ không chạm
- Bàn nâng xe máy: 1,8 triệu đồng
- Máy rửa xe T2200MC 3hp: 8,9 triệu đồng
- Máy nén khí Kokoro 1,5 hp: 6,5 triệu đồng
- Cuộn dây tự rút kích cỡ nhỏ: 800.000 đồng
- Súng và bình phun không tiếp xúc: 1,270,000 đồng
- Dung dịch rửa xe không cần chạm VET 65 – 5 lít: 520.000 đồng
- Dung dịch làm bóng vỏ Ventek 5 lít: 350.000 đồng
- Dụng cụ rửa xe: 800.000 đồng
- Tiệm rửa xe máy với vốn từ 20 – 30 triệu đồng
- Bàn nâng xe máy 3 bàn: 4,8 triệu đồng
- Máy rửa xe T2200MC 3hp : 8,9 triệu đồng
- Máy nén khí Kokoro 3hp: 10 triệu đồng
- Cuộn dây tự rút kích cỡ nhỏ: 800.000 đồng
- Súng và bình phun không tiếp xúc: 1,270,000 đồng
- Dung dịch rửa xe không cần chạm VET 65 – 20 lít: 1,850,000 đồng
- Dung dịch làm bóng vỏ Ventek 5 lít: 350.000 đồng
- Dụng cụ rửa xe: 800.000 đồng
- Máy hút dầu xe máy: 1,5 triệu đồng
Cách hạn chế chi phí mở quán rửa xe
Chi phí mở quán rửa xe có thể đòi hỏi chi phí ban đầu khá lớn. Tuy nhiên, có một số cách mà bạn có thể hạn chế chi phí và tối đa hóa lợi nhuận:
- Lựa chọn địa điểm kỹ lưỡng: Mặt bằng ở vị trí thuận lợi sẽ tăng khả năng thu hút khách hàng. Tuy nhiên, nếu chi phí thuê mặt bằng tại các vị trí này quá cao, hãy cân nhắc các địa điểm khác nhưng vẫn thuận tiện để khách hàng tiếp cận.
- Chọn thiết bị cần thiết và tiết kiệm: Bạn không cần mua tất cả các thiết bị hàng đầu ngay từ ban đầu. Hãy bắt đầu với những thiết bị cơ bản và tiết kiệm, sau đó từ từ nâng cấp khi doanh thu ổn định.
- Tìm kiếm nhà cung cấp giá tốt: Đối với những mặt hàng tiêu hao như dầu, nước rửa xe, hãy tìm kiếm các nhà cung cấp có giá cả hợp lý và chất lượng tốt.
- Nhân viên: Hãy đào tạo nhân viên của mình để họ có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí nhân công.
- Quảng cáo tiết kiệm: Hãy tận dụng các kênh quảng cáo miễn phí hoặc giá rẻ như mạng xã hội, các ứng dụng di động hoặc quảng cáo trực tiếp để tiếp cận khách hàng.
- Tiết kiệm nước và năng lượng: Hãy sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước và năng lượng để giảm chi phí hàng tháng.
Nhớ rằng, quản lý tốt chi phí sẽ giúp doanh nghiệp của bạn duy trì lâu dài và tăng lợi nhuận
Vốn mở tiệm rửa xe máy – 15 đến 20 triệu có đủ không?
Mở tiệm rửa xe máy giá bao nhiêu? Nếu khách hàng có ý định mở một cửa hàng kinh doanh dịch vụ xe máy với số vốn mở tiệm rửa xe máy chỉ từ 15 đến 20 triệu đồng, đó hoàn toàn là khả thi, miễn là bạn đã sở hữu mặt bằng và không tính đến các chi phí phát sinh sau khi cửa hàng bắt đầu hoạt động, như: chi phí bảo dưỡng, chi phí điện nước, chi phí đào tạo và chi phí thuê mặt bằng.
Ben nâng rửa xe STLIFT đã cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về những khoản chi phí phát sinh. Dù số vốn ban đầu không nhiều, nhưng với sự tận tâm, quyết tâm và sự chuẩn bị kỹ lưỡng, việc mở một tiệm rửa xe máy thành công là hoàn toàn khả thi. Hãy nhớ rằng, việc quản lý chi phí cẩn thận sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững trên hành trình kinh doanh.